Chị ấy bảo: "Nó như kiểu cái hồ chết ý". (2: 1:24-1:26)
Hồ chết thật sao? Đây là cái chết?
Khi nghe chị ấy nói, tôi nhìn xuống hồ, đám cỏ cao đung đưa. Đung đưa vì gió và vì bọn động vật trong hồ.
Một chị kể cho tôi nghe một câu chuyện. "Ngày xưa còn có người chết đuối ở đây luôn? Sâu, ngày xưa nước mấp mé, (có người chết đuối) đã có người chết đuối đấy! Xong cảnh báo không cho xuống nước luôn." (6)
Tôi đi tới quán trà đá bên kia con hồ, ngẫm nghĩ về sự đung đưa và vòng quay của con hồ không hẳn là hồ này.
Hồ đã từng một con hồ, sau đó trở thành một bãi cỏ. Con hồ đã từng là một bãi cỏ, giờ đã mọc um tùm cây và cỏ. Con hồ với đám cỏ cao và hàng ngàn con bọ, bây giờ tràn đầy sức sống. Tôi nói chuyện với chị bán trà đá.
"Tầm năm ngoái, cỏ nó vẫn còn sàn sàn sàn ý. Như là một sân bóng mình trải thảm ý, nhìn đẹp kinh khủng luôn. Nhiều khi gia đình chiều thứ bảy và tối chủ nhật, có rất nhiều hộ gia đình người ta ra đây người ta cắm trại buổi tối, hoặc thanh niên cũng ra cắm trại, nhiều cái vui lắm!" (2: 2:54-3:16)
Nhưng tình yêu đã bị dập tắt. Sau khi rác chất thành đống, cánh đồng bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Không ai cắm trại nữa.
Ai chăm sóc công viên?
“Ở quanh đây thì chỉ có mấy ông bà già thi thoảng xách vài xô nước tưới quanh khu vực rau cỏ.” (2: 0:40-0:46)
"Ở góc bên trong này có (người tưới)." (1:04-1:06)
Đoạn vườn bên dưới giàn cây, chủ yếu là của người già, mỗi người một lô đất nhỏ.
Tôi đã bắt chuyện với họ, nhưng họ lịch sự từ chối khi yêu cầu phỏng vấn và quay phim. Sau lời từ trối, họ biến mất vào trong bụi rậm. Việc canh tác không hoàn toàn hợp pháp. Trang trại và hồ. Productive curated space versus wild fruitful abadonment. Một không gian hiệu quả được quản lý hay sự bỏ rơi hoang dã và sum suê.
Có một đàn ông đang quay TikTok ở phía sau đám nông trại. "Tôi thực sự thích công viên có vườn. Nó giống như thiên nhiên. Tôi thích nó.| Chị là người làm nông mà. Rất có ích cho mọi người, cải tạo việc làm cho nhiều ông bà già này, người ta xuống, người ta ngắm cây ngắm cối, các thứ. Trồng cái nọ cái kia. Nó giải tỏa... nhiều cái! (2: 1:53 - 2:09)"
Những khu vườn làm nông ở đây thực ra không đẹp. Tôi không cảm nhận được sự quan tâm hay tình yêu trong vườn, trừ những luống rau ra... nhưng tôi có thể cảm thấy sự quan tâm đối với biết bao nhiêu loại cỏ cao ở trong hồ. Hình như sự quan tâm lan ra từ trong vườn mất rồi.
"Nhiều khi có một vài người lạm dụng, họ lấy những cái phân lá rác về để ủ, nên nhiều khi cũng ảnh hưởng một phần. Và nếu mà mình trồng, thì cũng là đất của công, cũng không nên rào chắn nhiều quá ý. Nhiều khi thùng xốp, các bà chứa ý, nhiều khi nó cũng sinh sôi nảy nở muỗi lắm" (2: 2:10-2:30)
Làm sao để cùng nhau đồng ý quan tâm, hay không?
Mỗi buổi tối, tất cả mọi người đều thống nhất chiều đi quanh hồ: theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ? Luôn luôn có sự đồng thuận, và đa số đi theo. Khi hoàng hôn buông xuống, lượng người tại công viên hồ đạt đến đỉnh điểm. Người đi bộ, người chạy bộ, người đi xe đạp, chó, người nâng tạ, các chị nhảy zumba. Đối với những người di chuyển theo vòng tròn quanh hồ, hầu hết đều đồng ý rằng đi ngược chiều kim đồng hồ là đúng. Nếu đi theo số đông, bạn sẽ bống dưng bước vào một sự cô đơn lạ lùng, chỉ nhìn thấy khuôn mặt của những người thỉnh thoảng đi theo chiều kim đồng hồ, những người còn lại thì chỉ thấy lưng thôi. Tôi đã nói chuyện với một ông già, ông nói với tôi, "nếu khỏe, ngày nào cũng ra đây". Ông hay đến đây một mình.
Tôi nói chuyện với một nhóm bạn nữ, họ bảo lý do họ đến đây là để “xả stress,... tấu hài...”. Các bạn nữ ấy chụp ảnh cùng với mặt trời. Các bạn ý tóm mặt trời lặn bằng hai ngón tay. Các bạn ấy đến vườn hồ cùng nhau, như đi thăm một danh lam thắng cảnh. Hồ này có được coi là danh lam thắng cảnh không? Việc đó có quan trọng với những người đến đây hằng ngày không? Tôi hỏi mọi người rằng họ thích hồ có nước hay không có nước hơn.
"Tôi thích nó với nước hơn, nó mát hơn." (1)
"Đã là hồ thì phải có nước" (2: 1:31-1:32)
"một cái hồ cần phải có nước để hữu ích."
"Nước nó mênh mông đây thì thích lắm, đẹp lắm"
Chỉ có một người đi ngược chiều.
"Tôi nghĩ mình thích hồ khô hơn. Vì hồ này không có nguồn nên tôi thích hồ khô hơn. Bạn có thể xuống đó dạo chơi, vui chơi."
Mọi người gọi đây là hồ điều hòa.
"Em đến đây để hóng gió một chút, cho nó mát" (5, 0:14-0:16)
"Không, tôi thích khu vực đằng kia hơn. Nó mát hơn, nhiều gió hơn."
"Khi công viên hồ bằng phẳng như trước thì đẹp lắm. Nhiều người đến nướng thịt, cắm trại... rất thích."
Hồ cũng có chu kỳ riêng của nó. "Giờ này năm ngoái, hồ có một ít nước. Giờ này năm ngoái cỏ không nhiều như hôm nay. Trời nắng hơn, nước rút bớt, cỏ mọc cao từ đó". Người đàn ông thích hồ cạn là người nhìn thấy nhiều khuôn mặt nhất. Những người thích hồ đầy, thích hóng gió, họ chỉ nhìn thấy lưng.
Phần yêu thích thất của mọi người ở công viên hồ là những phần có bóng râm. Làm sao có bóng râm được ở nơi có nước?
Tôi nhìn các tòa trung cư, chúng lớn lên tốt như cây. Những tán cây mà công viên không có. Tôi đã đọc ở đâu đó công viên được cải tạo do mấy tòa trung cư. "Nước ở đây ngày xưa chưa làm cái tòa này, nước mặt sàn nó rất là nhiều ý, bây giờ thì nó không có nước mặt sàn, đấy là chị nghĩ là như thế!" (2: 0:50-0:58)
Các tòa nhà lớn lên cùng đám cỏ trong hồ. Khi nó mọc lên, thì làm sao?
Có một tòa tháp mới đang mọc lên, thật ầm ĩ, nó thống trị nửa khu hồ. Nó đang đe dọa sự thay đổi bằng những tiếng va đập ầm ĩ của nó. Nó sẽ rơi vào bạn? Nó sẽ bao trùm bạn? Sẽ có ngày công viên hồ nước bị bao vây bởi những tòa tháp? Hồ sẽ là thung lũng giữa các đỉnh điểm. Không gian duy nhất không mất tiền thuê.
“Bà già: Tao nói cho mày nghe nhá, quanh đây có bán nhà bán cửa, hay được đền bù, nó thèm vào.
Cô: Ở đây có điều kiện, sao phải làm? (Bà: Có cái là, nó giàu!) Cô: Ra chợ, có hết” “Ở quê, tôi có đất đai riêng.” Nếu có thể, họ sẽ làm ruộng ngoài thành phố, họ sẽ quê. Người làm ruộng ở thành phố không có không gian khác. Chợ không bán sự liên hệ của bạn với đất đai. Chợ không bán quê của bạn, và đang bị tháp nuốt chửng sau từng năm tháng. Ai đi chợ? Ai sống ở đây? Ai chuyển đến đây? Ai đã rời khỏi đây? Ai ở lại?
Có mấy ông già ở túp lều riêng của họ. Họ đến đây, ngồi buôn chuyện hàng ngày. Có những người đàn ông trung niên chơi cờ. Có người chạy. Có người đi bộ. Có người đi xe đạp nữa. Năm nay, phần ở giữa yên lắng. Chu kỳ của hồ, và chu kỳ của sự dịch chuyển xung quanh hồ. Tôi thích ngắm các tốc độ và hướng đi khác nhau.
Rồi tôi đi theo, ngược chiều kim đồng hồ, theo số đông. Tôi nhìn thấy lưng. Đôi khi, hiếm khi, tôi thấy một khuôn mặt. Bên phải của tôi, có người ngồi, người kéo xà, người dãn cơ, người uống trà. Ở bên trái, có cỏ, chim, bọ, dơi đang bay, chạy, đung đưa. Tôi xem lưng và một số khuôn mặt. Đây là sự biết ơn ngoài tầm nhận biết? Sự đồng thuận bất thành văn? Thỏa thuận vô nhận thức?
Ý nghĩa của thời gian ở trong công viên hồ là gì? Chúng ta có thể thừa nhận là chúng ta yêu nó không?
Hay điều này không được nói ra?